Từ lúc còn học ở trường Tây tại Saigon, tình cờ tôi đọc được cuốn sách "Les mains qui parlent" (Những bàn tay biết nói), tác giả là một bác sĩ tôi không còn nhớ tên vì cách đây đã mấy chục năm. Vì lúc đó tôi đang theo học tú tài ban triết (Philosophie), những sách nào có liên quan đến triết, tâm lý hay huyền bí thì tôi đều thích đọc. Cuốn sách nói trên thật sự đã gây sự tò mò nơi tôi, và khi đem bàn tay của chính mình ra nghiên cứu để biết được quá khứ và tương lai, tôi lại càng thích thú. Rồi vì đã lỡ say mê những đường chỉ định mệnh, gặp ai xìa tay ra nhờ xem, tôi cũng hoan hỉ nhận lời, lẽ dỉ nhiên là không nhận tiền thù lao. Trong các đuờng chỉ của bàn tay, tôi thích nghiên cứu đường Hôn Nhân hơn hết vì tôi cũng đã muốn biết con đường tình của tôi sẽ về đâu, nếu biết được sẽ đau khổ vì tình thì tìm niềm an ủi nơi cửa Thiền, chờ một kiếp sau. Trong những năm tôi đi dạy học, những thân chủ của tôi phần nhiều là thuộc phái nữ. Ðiều đó đã không làm tôi ngạc nhiên vì phái nữ thường có những cảm xúc bén nhạy, thích ứng với những gì thuộc về tâm linh hay huyền bí. Khi xem thấy đường tình của họ trắc trở, tôi cũng bị buồn lây. Nhưng tôi thường cố gắng đem niềm tin đến với họ bằng cách giải thích là nhiều khi con người có thể thắng định mệnh. Thật vậy, những đường chỉ tay có thể thay đổi với thời gian, do quyết tâm phấn đấu của con người, để biến đổi những gì xấu trở thành tốt.
Khoa xem chỉ tay, người phương tây gọi là Chiromancy hay Palmistry, bắt nguồn từ Ấn Độ, rồi sang La Mã, và tiếp theo là Trung Quốc , Tây Tạng, Ai Cập (vào khoảng 3000 năm trước Chúa Giáng Sinh) và Âu Châu, với hình ảnh quen thuộc của những người đàn bà du mục (gypsies) đoán tương lai cho những khách qua đường. Ông Cheiro (1866-1936) được xem là nhà tiên tri nổi tiếng nhất của Âu Châu. Ông đã đặc biệt nghiên cứu về khoa xem chỉ tay, những sách của ông viết về khoa này rất nổi tiếng. Ông đã tiên đoán đúng những biến cố trong đời của những người nổi tiếng, như Marilyn Monroe, và ngay cả cái chết của chính ông.
ảnh 01
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011
[Truyền hình] Tây Du Ký: Vẫn còn đâu đó mong ngóng dù 25 năm đã qua
Tây Du Ký là một trong những tác ẩm kinh điển của văn học Trung Hoa, và được xem là tác ph ẩm kinh điển nổi tiếng nhất trong thế hệ trẻ. Tây Du Ký được xuất bản lần đầu năm 1590 bởi một tác giả giấu tên, tuy nhiên lâu nay các học giả thường cho là của Ngô Thừa Ân. Chuyện kể về một hòa thượng của Đại Đường là Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh kinh.
Còn phim Tây Du Ký (tiếng Anh: Xi You Ji Journey to the West) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết Tây Du Ký, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành. Năm 1986 CCTV chính thức công chiếu 11 tập đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.
Còn phim Tây Du Ký (tiếng Anh: Xi You Ji Journey to the West) là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết Tây Du Ký, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành. Năm 1986 CCTV chính thức công chiếu 11 tập đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)