Một số chợ nổi tiếng ở Sài Gòn
Điểm qua một số chợ nổi tiếng ở Sài Gòn và dạo quanh các con đường cũng rất nổi tiếng tại Sài Gòn:
1. Tại chợ Bến Thành, lúc vừa hình thành khi xưa tồn tại bến xe miền Đông và bến xe Miền Tây. Sau này, 2 bến xe này mới được dời đi. Sở dĩ có tên chợ Bến Thành là vì chợ này đầu tiên xuất hiện tại bến đó trên đường dẫn đến trường thành (Trước thời vua Minh Mạn, Sài Gòn tồn tại một trường thành bao quanh nó). Trong lòng chợ, có một sạp bán hương bị Cari rất nổi tiếng và lâu đời nhất là Cari Anh Hai (Chủ sạp tên là Lý Hải). Chợ Bến Thành nổi tiếng cũng bởi vì trong chợ bán tất cả mọi thứ từ A -> Z. Khi đi chợ Bến Thành bạn phải biết trả giá theo công thức: trả 30% rồi lên dần 50%.
2. Bưu điện Q.5 ngày nay cũng chính là Chợ Lớn trước năm 1928. Sau này do nhu cầu quá lớn và chợ không đáp ứng được nên đã được chuyển qua chợ Bình Tây. Chính vì thế khu vực này đã được gọi là khu Chợ Lớn.
3. Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm (1 trong tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa) hiến đất và đóng góp xây dựng. Vì thế, khi vào chợ, bạn sẽ nhìn thấy tượng của ông giữa lòng chợ. Ngày nay, chợ Bình Tây vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cũ.
4. Sài Gòn ban đầu chỉ là vùng Chợ Lớn và trung tâm Q.I ngày nay là vùng Bến Nghé. tại đây có địa danh chợ Bến Nghé. Chợ Bến Nghé cũng là một trong những chợ cổ nhất Sài Gòn.
6. Đường Đồng Khởi có một lịch sử thay đổi tên đường ngoạn ngục: Tên đầu tiên là đường Bến Ngự, sau đó được đổi thành đường 16, tên Catinet được người Pháp đặt và cuối cùng được đổi thành đường Đồng Khởi.
7. Đường Phạm Văn Chiêu - Lên Văn Thọ có một khu chợ Rau Muống. Giá bán vô cùng rẻ: 12k/6kg rau muống.
8. Đường Công Kiều là khu vực chuyên bán đồ cổ. Nếu muốn dạo quanh khu vực này thì ghé các cửa hàng chuyên dụng như sau:
a. Chuyên gốm sứ: Cửa hàng số 19-21-23
b. Chuyên đồ gỗ: 34-38-40
c. Chuyên tủ ghế: 15-36
d. Chuyên các câu đố băng Hoành Phi và Sơn Mài: 48
9. Đường Phó Đức Chính là một khu chợ đồ cũ.
10. Hảm Phạm Ngọc Thạch có số nhà 47C đường Duy Tân (ngày nay là đường Phạm Ngọc Thạch). Ngôi nhà này là nơi trú ngụ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vì thế đây cũng được gọi là hẻm Trịnh và tại đây cũng có quán cà phê rất nổi tiếng là cà phê hẻm Trịnh.
Thông tin thêm:
*KS Continental được một ông người Pháp xây năm 1886, Sau đó, KS này được ông Ben-xi-ê mua lại năm 1911.
* Tiền thân của KS Caravelle là một nhà hát cổ. Nhà hát này được di dời và trở thành nhà hát thành phố vào năm 1900.
* Bưu điện TP.HCM được xây vào năm 1886.
* Tướng Phạm Xuân Ửng là nhà tình báo nổi tiếng nhất Việt Nam trước 1975.
< Thư quán Cội Việt - Lớp học 1 tô >
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét