Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Hiệu ứng 3D đặc sắc trong các bức ảnh động

Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Ignacio Torres không chỉ chuyển động mà còn tạo cảm giác không gian ba chiều.

"Tôi chụp chủ thể bằng máy ảnh DSLR từ 4 góc khác nhau cùng lúc, đồng thời rắc bụi và hoa giấy để làm hiệu ứng ma thuật", Torres tiết lộ bí quyết xây dựng ảnh gif ba chiều trong dự án Stellar của ông.
Dự án này bắt đầu từ giả thuyết rằng con người sinh ra trong vũ trụ từ những chòm sao. "Tôi mô phỏng quá trình bằng cách dùng bụi và kim tuyến để tạo thiên hà. Cơ thể mẫu bất động trong khi không gian vào thời gian lại được tôn lên bằng chuyển động ba chiều", Torres giải thích.

Cách làm ảnh động "Cinemagraph"

Cách làm ảnh động thể loại này bạn có thể tham khảo ở đây http://thuthuat.chiplove.biz/?p-608/...t-de-dang.html
Tuy nhiên,2 tác giả khi sáng tạo ra Cinemagraph đã khéo léo thêm chút nghệ thuật vào quá trình xử lý kỹ thuật để cho ra những sản phẩm ấn tượng như trên.Bài viết dưới đây được chúng tôi dịch từ trang http://fernandojbaez.com/cinemagraph-tutorial/ với mong muốn giới thiệu với các bạn các bước thực hiện những bức ảnh đơn giản mà vô cùng ấn tượng trên.

Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ :
-Máy quay/máy ảnh có chế độ quay video,chúng tôi khuyên nên chọn các chế độ quay có độ phân giải càng cao càng tốt,như HD 1080 24 fps,như thế chất lượng sản phẩm sẽ giống như được chụp bằng máy ảnh hơn.
-Chân máy/mặt phẳng vững để cố định góc quay.
-Người mẫu/cảnh làm mẫu - tùy ý tưởng sáng tác.
-Phần mềm Adobe Photoshop và một số kiến thức cơ bản về phần mềm này,ở đây chúng tôi sử dụng bản CS5.

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 3)

Để làm được ảnh dạng Cinemagraph, cần phải quay video trước rồi dùng phần mềm tách từng khung hình. Sau đó chọn khung hình phù hợp với chuyển động rồi ghép chúng lại với nhau.

Cinemagraph là viết ghép của Cinema và Photograph, một dạng ảnh động phong phú, sống động hơn hình tĩnh thông thường nhưng chưa đầy đủ bằng video.
Điểm cần chú ý khi tạo hình dạng này là khung hình đầu tiên và cuối cùng phải giống nhau để tạo ra sự liên tục. Những bức ảnh dạng Cinemagraph sẽ có một chuyển động duy nhất để thu hút người xem.
Ảnh động cô gái ngồi bên bãi biển của nhiếp ảnh gia Kert Gartner sử dụng camera Panasonic GH2.

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 2)

Nhiếp ảnh gia thời trang Jamie Beck vừa qua đã phối hợp với Kevin Burg, một nhà thiết kế website với một nền tảng vững chắc về kĩ thuật của chuyên ngành mỹ thuật đa phương tiện, họ đã cho ra mắt một loạt những bức ảnh GIF tuyệt đẹp mà họ gọi là “cinemagraphs”.


Bức ảnh động đẹp tuyệt vời.

Hướng dẫn làm ảnh động Cinamegraphy

Bạn còn nhớ những bức ảnh động (cinemagraphs) đẹp ngất ngây đang cực nổi trên mạng không? Hãy cùng xem những bức cinemagraph là lạ do chúng tớ tự làm nhé!
Ảnh cinemagraph thực chất là một bức ảnh GIF (ảnh động) nhưng chỉ sử dụng thật ít chi tiết chuyển động để mang lại cảm giác thật đến bất ngờ cho người xem. Bạn có thể dùng các phần mềm tạo ảnh GIF thông thường như Easy GIF animator, Photoscape hoặc Photoshop để thực hiện (sử dụng công cụ Import/ Video frames as layers để tách đủ 24 khung hình/s với video của mình).
Sau đây là một số gợi ý trong quá trình chụp để làm ảnh cinemagraph nhé :
- Chủ đề chụp của bạn phải tránh bị di chuyển: người đang ngồi đọc sách, một cử động nhỏ, chụp tĩnh vật như đường phố...
- Phông nền của bức ảnh cần phải đứng yên (ví dụ như một tòa nhà hoặc một bức tường chẳng hạn, cây cối không phải lúc nào cũng đứng nguyên đâu bạn nhé!)
- Để có thể có một bức ảnh cinemagraph "mượt mà" nhất, thay vì dùng những bức ảnh thông thường, bạn nên quay video và sử dụng những khung hình chụp được từ video để tạo ảnh. Khi ghép các khung hình với nhau, nên sử dụng càng ít chi tiết chuyển động trong hình càng tốt để mang lại cảm giác thật cho ảnh.

Cô bạn Hoàng Hậu Phương Đông nhìn ngộ nghĩnh chưa này!

Ảnh động trên nền tĩnh (CinematoGIF)

Người ta thực hiện loạt tác phẩm ấn tượng bằng cách cắt dán những bộ phim kinh điển.

Mang đến cho người xem cảm nhận tinh tế về những bộ phim kinh điển, nhiếp ảnh gia Gustaf Mantel sáng tạo chùm ảnh động trên nền tĩnh theo phong cách hoàn toàn mới.
Tác giả sử dụng kỹ thuật tương tự Cinemagraphy nhằm trích xuất những khung hình nối tiếp nhau trong các đoạn video, tạo nên điểm nhấn cho một vài chủ thể nổi bật nhất. Theo đó, Gustaf Mantel đặt tên cho hiệu ứng là CinematoGIF, ám chỉ không gian điện ảnh được biến hóa thành định dạng GIF đầy mê hoặc.
CinematoGIF còn đặc biệt hơn cả Cinemagraphy vì người thực hiện phải thật khéo léo và quan sát tốt. Nếu không, hình ảnh sẽ thiếu ăn nhập và chẳng liền mạch nhau, hiệu ứng thị giác kém...
Bây giờ, chúng mình hãy cùng cảm nhận những tác phẩm CinematoGIF thú vị này nhé!

The Shining (1980).

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 1)

Có lẽ những bức ảnh động “cinemagraphs” đã được rất nhiều người biết đến rồi đúng không? Ngay sau khi những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jamie Beck làm mưa làm gió trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cũng đã có rất nhiều người thử sức làm ra các bức ảnh động. Kết quả là rất nhiều bức ảnh động tuyệt đẹp đã ra đời đấy các bạn ạ!


Chúng mình cùng xem những bức ảnh động dưới đây nhé! Bạn sẽ phải ngỡ ngàng cho mà xem. Đầu tiên là những bức ảnh động theo phong cách "rạp xiếc" nè, những bức ảnh này có phẩn hơi ma quái một chút...

10 ý tưởng chụp hình "kịch độc"

Cùng xem chúng ta có thể biến hóa thế nào với những bức ảnh nhé!
Nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh chân dung nói riêng luôn bao gồm nhiều quy tắc, tưởng chừng như chỉ thiếu một trong số chúng cũng làm tác phẩm hỏng bét. Tuy nhiên, ý tưởng phá cách vẫn được dân tình đánh giá cao. Những khuôn hình đẹp khiến người xem phải "há hốc mồm" vì ngỡ ngàng và thích thú. Hơn nữa, điều quan trọng là chúng tương đối dễ thực hiện đấy teen ạ.
Hôm nay, các bạn hãy cùng với chúng tớ trải nghiệm 10 gợi ý siêu hay ho nào!
Thay đổi góc nhìn của bạn
Hầu hết ảnh chân dung đều ghi hình khi máy ảnh nằm ngang tầm mắt của đối tượng. Điều này không sai nhưng bạn hãy thử thay đổi đôi chút như chụp từ trên cao xuống hoặc tà tà dưới mặt đất chẳng hạn. Khi đó, hiệu ứng thu được sẽ khiến mọi người kinh ngạc đó nha!

Những cái chết kỳ lạ của những người nổi tiếng

Họ đã từng là những ngôi sao sáng chói, nhưng chính những cái chết oan nghiệt khi đang ở đỉnh cao danh vọng khiến tên tuổi họ trở thành huyền thoại mãi mãi sống trong lòng người hâm mộ.

1.jpg

Những tượng đài thế giới...

Sao nhí một thời 'nức lòng' khán giả Việt giờ ra sao?

Shirley Temple (23.4.1928)


Shirley (năm 6 tuổi) và khi trưởng thành

Là con gái của George Gertrude Temple, Shirley Temple bắt đầu xuất hiện trên màn ảnh nhỏ khi tham gia diễn xuất trong một vở nghịch ngắn. Bộ phim Stand Up and Cheer (năm 1934) mang đến sự đột phá cho Shirley. Cũng trong năm này, bộ phim khác là Bright Eyes đã đem đến thành công vang dội cho Shirley khi cô giành giải Oscar khi mới 6 tuổi và ghi dấu ấn như là diễn viên nhỏ tuổi nhất từng đoạt giải thưởng cao quý này. Tên tuổi của Shirley đã trở thành thương hiệu cho nhiều sản phẩm thương mại như búp bê, thức ăn, quần áo thời trang... Sau thành công đặc biệt năm 6 tuổi, Shirley tiếp tục đóng vài bộ phim nữa nhưng không đem lại thành công như trước. Năm 1950 (21 tuổi), cô chính thức kết thúc sự nghiệp diễn viên. Sau khi rời làng giải trí, Shirley tham gia sự nghiệp chính trị và trở thành một trong những nữ Đại sứ đầu tiên ở Ghana và sau đó, bà còn là đại sứ Mỹ tại một số nước khác nữa.

[Truyền hình] Ngôi sao hiểu lòng tôi (Năm 1980)


Tóm tắt nội dung
Ngôi sao hiểu lòng tôi là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Một bà mẹ bất hạnh bị căn bệnh hiểm nghèo biết không thể chữa khỏi nên trước khi chết bà đã phải đăng báo cho đi những đứa con thân yêu của mình để chúng có nơi nương tựa. Dần dần những người không có được cái hạnh phúc làm cha làm mẹ hay những gia đình hiếm hoi cũng đến để xin nhận nuôi . Mỗi lần cho đi một đứa con lòng bà lại đau như cắt. Sau khi gửi gắm xong những thiên thần đáng yêu của mình đến những những nơi mà bà cho là chúng có thể nương tựa được thì người mẹ đó mới yên lòng nhắm mắt. Vậy còn những đứa con thì sao? Sau khi rời xa tổ ấm xa gia đình chúng đến một nơi hoàn toàn mới và dần dần cũng đã thích nghi được với cuộc sống mới. Nhưng nỗi nhớ không nguôi về mẹ về những tháng ngày êm đềm sống bên gia đình đã thôi thúc những người con đã tìm về chung sống với nhau bất chấp mọi khó khăn đang chờ phía trước.

[Truyền hình] Diễn viên 'Hồng lâu mộng' trong phim - ngoài đời

Hơn 20 năm sau khi bộ phim truyền hình về Kim Lăng thập nhị kim thoa ra đời và đi vào lòng công chúng, các gương mặt tham gia phim thay đổi nhiều, có người đã qua đời.
Lâm Đại Ngọc do Trần Hiểu Húc thủ vai. Nữ diễn viên này qua đời cách đây hai năm vì bệnh ung thư, khi mới 42 tuổi. Cuộc đời cô gây nhiều xôn xao, khi đang là một doanh nhân thành đạt, cô quyết định cạo đầu đi tu. Cái chết của Hiểu Húc cũng là một bí ẩn.