Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

[Truyền hình] Osin - Người phụ nữ nghị lực phi thường

Bi hài hình ảnh Osin trong phim, Tin tức trong ngày, Osin,phim viet nam,phim trung quoc,phim han quoc,ngoi sao dien anh,dien vien dien anh,tin tuc

Tên phim: おしん - O shin

  • Tên tiếng Hoa: 阿信
  • Nước sản xuất: Nhật Bản
  • Đài truyền hình: NHK
  • Kịch bản: Hashida Sugako
  • Âm nhạc: Sakada Koichi
  • Narrator: Naraoka Tomoko
  • Nhà sản xuất: Okamoto Yukiko
  • Thời gian phát sóng: 04/04/1983 - 31/03/1984
Diễn viên:

[Music] I'm la Vy - Phương Vy




Sau Album 20 + 2 thực hiện cùng với gia đình, Phương Vy có dấu hiệu trầm lại trên thị trường âm nhạc, tuy vẫn xuất hiện và trình diễn thường xuyên trên sân khấu. Và mới đây cô đã chịu hé mở hình ảnh cũng như hướng đi âm nhạc trong Album sắp tới bằng việc cho ra mắt MV mang tên I'm La Vy. Chọn một bài hát tiếng Anh đúng sở trường của mình, Phương Vy đã thổi cá tính vào ca khúc bằng cách lấy tên mình cho xuất hiện trên tên bài hát (Là Vy).

[Music] Giấc mơ của tôi - Uyên Linh


Fans đã chờ đợi quá lâu sản phẩm đầu tiên của quán quân VietNam Idol 2010 và giờ họ đã được… thỏa nguyện. Đó là MV Giấc mơ tôi. Đây không phải là ca khúc mới của Uyên Linh bởi trước đó, cô từng diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

Ca khúc Giấc mơ tôi là sáng tác của Nhạc sỹ Quốc Trung và MV này được thực hiện bởi đạo diễn Danny Nguyễn. Toàn bộ cảnh trong Clip được quay hoàn toàn tại trường quay và hoàn thiện kỹ xảo sau đó. Thế nhưng, MV này vẫn rất độc đáo, tạo ấn tượng mạnh cho người xem bởi hình ảnh mộc mạc, trẻ trung và trong sáng.

[Clip] Lily, nữ ca sĩ Canada với những ca khúc tiếng Việt



Quý vị đang nghe âm thanh thâu từ buổi tiệc gây quỹ “Hoa Tình thương” vào đêm 20 tháng Giêng vừa qua tại vùng ngoại vi Washington. Đây là một trong những sinh hoạt của kế hoạch “Hãy cùng lăn bánh bên tôi” do bạn trẻ Đinh thị Kim Phượng tiến hành lâu nay để quyên tiền mua xe lăn cho những người ở Việt Nam cần tới phương tiện di chuyển này trong cuộc sống.

[Hình ảnh] Những bức ảnh rất xưa của Việt Nam

Những bức ảnh để đời
(Xin giới thiệu một phần, bà con muốn có cả hai bộ ảnh thì mời bấm vô đâyđây nữa

Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885
Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh viên đại tài.
Những tấm hình nầy có một giá trị lịch sử rất lớn. Ðây là lúc mà Pháp sắp sửa chiếm hết Việt Nam và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.
Sau khi chiếm thành Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Ðốc Hoàng Diệu tự tử với thành), quân Pháp tiến về biên gìới phía Bắc vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu Giặc Cờ Ðen (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy gìờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” của mình nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phía Bắc vùng biên giới.
Ðể phản công, Pháp tung hải quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Taiwan) của Trung Quốc nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 trong đó Trung Quốc chấp nhận là không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” của mình nữa và hứa là sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam mà các đường biên giới sẽ được 2 nước (Pháp & Trung quốc) xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính nước ta.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời.
Lúc nầy thì Ông Bác Sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chổ cho… ông Bác Sĩ Neis, đại diện cho bộ ngoại giao Pháp tới Việt Nam để tham dự trong phái đoàn vẽ đường biên giới với Trung Quốc. Ông Bác Sĩ Neis cũng có viết hồi ký kể lại chuyến công tác nầy mà các bạn có thể đọc ở một cái site bằng tiếng Pháp mà tôi để địa chỉ ở trong trang web liên mạng. Ðây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới (trước đó chỉ là sự thỏa thuận ngầm).
Những tấm hình của Ông Bác Sĩ Hocquard được xuất bản bởi Trung Tâm Tồn Trữ Dữ Liệu Thuộc Ðịa ở Aix-en-Provence.
1- Thành Bắc-Ninh (1884):

http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/BacNinh_le_lendemain_de_sa_chute.jpg
- Bắc-Ninh ngày hôm sau, sau khi thất thủ (13-03-1884)

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

[Clip] Vũ điệu Thiên Thủ Quan Âm




Âm nhạc : Zhang Qianyi
Biên đạo múa : Zhang Jigang
Thủ hiệu ngôn : Li Lin
Vũ công trưởng : Tai Li-Hua
Biểu diễn: Ðoàn Nghệ Sĩ Khuyết Tật Trung Hoa
(China Disabled People's Performing Art Troupe)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Một Lít ánh sáng

Ở những vùng quê hoặc khu nhà ổ chuột, không phải nhà nào cũng có điện để mà dùng. Hoặc vì lý do tiết kiệm điện (tiết kiệm tiền) nên các gia đình chẳng mấy khi bật đèn vào ban ngày. Tuy nhiên, không phải căn hộ nào cũng được thiết kế đủ khoa học để hứng ánh sáng mặt trời, đồng nghĩa với việc nhà luôn ở trong tình trạng tối om om. Để khắc phục điều đó, con người đã nghĩ ra một cách rất hay, tận dụng nguyên lý khúc xạ ánh sáng để thắp sáng căn nhà.


Nhà có đèn sáng mà không cần điện

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Hiệu ứng 3D đặc sắc trong các bức ảnh động

Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Ignacio Torres không chỉ chuyển động mà còn tạo cảm giác không gian ba chiều.

"Tôi chụp chủ thể bằng máy ảnh DSLR từ 4 góc khác nhau cùng lúc, đồng thời rắc bụi và hoa giấy để làm hiệu ứng ma thuật", Torres tiết lộ bí quyết xây dựng ảnh gif ba chiều trong dự án Stellar của ông.
Dự án này bắt đầu từ giả thuyết rằng con người sinh ra trong vũ trụ từ những chòm sao. "Tôi mô phỏng quá trình bằng cách dùng bụi và kim tuyến để tạo thiên hà. Cơ thể mẫu bất động trong khi không gian vào thời gian lại được tôn lên bằng chuyển động ba chiều", Torres giải thích.

Cách làm ảnh động "Cinemagraph"

Cách làm ảnh động thể loại này bạn có thể tham khảo ở đây http://thuthuat.chiplove.biz/?p-608/...t-de-dang.html
Tuy nhiên,2 tác giả khi sáng tạo ra Cinemagraph đã khéo léo thêm chút nghệ thuật vào quá trình xử lý kỹ thuật để cho ra những sản phẩm ấn tượng như trên.Bài viết dưới đây được chúng tôi dịch từ trang http://fernandojbaez.com/cinemagraph-tutorial/ với mong muốn giới thiệu với các bạn các bước thực hiện những bức ảnh đơn giản mà vô cùng ấn tượng trên.

Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ :
-Máy quay/máy ảnh có chế độ quay video,chúng tôi khuyên nên chọn các chế độ quay có độ phân giải càng cao càng tốt,như HD 1080 24 fps,như thế chất lượng sản phẩm sẽ giống như được chụp bằng máy ảnh hơn.
-Chân máy/mặt phẳng vững để cố định góc quay.
-Người mẫu/cảnh làm mẫu - tùy ý tưởng sáng tác.
-Phần mềm Adobe Photoshop và một số kiến thức cơ bản về phần mềm này,ở đây chúng tôi sử dụng bản CS5.

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 3)

Để làm được ảnh dạng Cinemagraph, cần phải quay video trước rồi dùng phần mềm tách từng khung hình. Sau đó chọn khung hình phù hợp với chuyển động rồi ghép chúng lại với nhau.

Cinemagraph là viết ghép của Cinema và Photograph, một dạng ảnh động phong phú, sống động hơn hình tĩnh thông thường nhưng chưa đầy đủ bằng video.
Điểm cần chú ý khi tạo hình dạng này là khung hình đầu tiên và cuối cùng phải giống nhau để tạo ra sự liên tục. Những bức ảnh dạng Cinemagraph sẽ có một chuyển động duy nhất để thu hút người xem.
Ảnh động cô gái ngồi bên bãi biển của nhiếp ảnh gia Kert Gartner sử dụng camera Panasonic GH2.

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 2)

Nhiếp ảnh gia thời trang Jamie Beck vừa qua đã phối hợp với Kevin Burg, một nhà thiết kế website với một nền tảng vững chắc về kĩ thuật của chuyên ngành mỹ thuật đa phương tiện, họ đã cho ra mắt một loạt những bức ảnh GIF tuyệt đẹp mà họ gọi là “cinemagraphs”.


Bức ảnh động đẹp tuyệt vời.

Hướng dẫn làm ảnh động Cinamegraphy

Bạn còn nhớ những bức ảnh động (cinemagraphs) đẹp ngất ngây đang cực nổi trên mạng không? Hãy cùng xem những bức cinemagraph là lạ do chúng tớ tự làm nhé!
Ảnh cinemagraph thực chất là một bức ảnh GIF (ảnh động) nhưng chỉ sử dụng thật ít chi tiết chuyển động để mang lại cảm giác thật đến bất ngờ cho người xem. Bạn có thể dùng các phần mềm tạo ảnh GIF thông thường như Easy GIF animator, Photoscape hoặc Photoshop để thực hiện (sử dụng công cụ Import/ Video frames as layers để tách đủ 24 khung hình/s với video của mình).
Sau đây là một số gợi ý trong quá trình chụp để làm ảnh cinemagraph nhé :
- Chủ đề chụp của bạn phải tránh bị di chuyển: người đang ngồi đọc sách, một cử động nhỏ, chụp tĩnh vật như đường phố...
- Phông nền của bức ảnh cần phải đứng yên (ví dụ như một tòa nhà hoặc một bức tường chẳng hạn, cây cối không phải lúc nào cũng đứng nguyên đâu bạn nhé!)
- Để có thể có một bức ảnh cinemagraph "mượt mà" nhất, thay vì dùng những bức ảnh thông thường, bạn nên quay video và sử dụng những khung hình chụp được từ video để tạo ảnh. Khi ghép các khung hình với nhau, nên sử dụng càng ít chi tiết chuyển động trong hình càng tốt để mang lại cảm giác thật cho ảnh.

Cô bạn Hoàng Hậu Phương Đông nhìn ngộ nghĩnh chưa này!

Ảnh động trên nền tĩnh (CinematoGIF)

Người ta thực hiện loạt tác phẩm ấn tượng bằng cách cắt dán những bộ phim kinh điển.

Mang đến cho người xem cảm nhận tinh tế về những bộ phim kinh điển, nhiếp ảnh gia Gustaf Mantel sáng tạo chùm ảnh động trên nền tĩnh theo phong cách hoàn toàn mới.
Tác giả sử dụng kỹ thuật tương tự Cinemagraphy nhằm trích xuất những khung hình nối tiếp nhau trong các đoạn video, tạo nên điểm nhấn cho một vài chủ thể nổi bật nhất. Theo đó, Gustaf Mantel đặt tên cho hiệu ứng là CinematoGIF, ám chỉ không gian điện ảnh được biến hóa thành định dạng GIF đầy mê hoặc.
CinematoGIF còn đặc biệt hơn cả Cinemagraphy vì người thực hiện phải thật khéo léo và quan sát tốt. Nếu không, hình ảnh sẽ thiếu ăn nhập và chẳng liền mạch nhau, hiệu ứng thị giác kém...
Bây giờ, chúng mình hãy cùng cảm nhận những tác phẩm CinematoGIF thú vị này nhé!

The Shining (1980).

Ảnh Động Cinemagraphs (Phần 1)

Có lẽ những bức ảnh động “cinemagraphs” đã được rất nhiều người biết đến rồi đúng không? Ngay sau khi những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jamie Beck làm mưa làm gió trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cũng đã có rất nhiều người thử sức làm ra các bức ảnh động. Kết quả là rất nhiều bức ảnh động tuyệt đẹp đã ra đời đấy các bạn ạ!


Chúng mình cùng xem những bức ảnh động dưới đây nhé! Bạn sẽ phải ngỡ ngàng cho mà xem. Đầu tiên là những bức ảnh động theo phong cách "rạp xiếc" nè, những bức ảnh này có phẩn hơi ma quái một chút...

10 ý tưởng chụp hình "kịch độc"

Cùng xem chúng ta có thể biến hóa thế nào với những bức ảnh nhé!
Nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh chân dung nói riêng luôn bao gồm nhiều quy tắc, tưởng chừng như chỉ thiếu một trong số chúng cũng làm tác phẩm hỏng bét. Tuy nhiên, ý tưởng phá cách vẫn được dân tình đánh giá cao. Những khuôn hình đẹp khiến người xem phải "há hốc mồm" vì ngỡ ngàng và thích thú. Hơn nữa, điều quan trọng là chúng tương đối dễ thực hiện đấy teen ạ.
Hôm nay, các bạn hãy cùng với chúng tớ trải nghiệm 10 gợi ý siêu hay ho nào!
Thay đổi góc nhìn của bạn
Hầu hết ảnh chân dung đều ghi hình khi máy ảnh nằm ngang tầm mắt của đối tượng. Điều này không sai nhưng bạn hãy thử thay đổi đôi chút như chụp từ trên cao xuống hoặc tà tà dưới mặt đất chẳng hạn. Khi đó, hiệu ứng thu được sẽ khiến mọi người kinh ngạc đó nha!

Những cái chết kỳ lạ của những người nổi tiếng

Họ đã từng là những ngôi sao sáng chói, nhưng chính những cái chết oan nghiệt khi đang ở đỉnh cao danh vọng khiến tên tuổi họ trở thành huyền thoại mãi mãi sống trong lòng người hâm mộ.

1.jpg

Những tượng đài thế giới...

Sao nhí một thời 'nức lòng' khán giả Việt giờ ra sao?

Shirley Temple (23.4.1928)


Shirley (năm 6 tuổi) và khi trưởng thành

Là con gái của George Gertrude Temple, Shirley Temple bắt đầu xuất hiện trên màn ảnh nhỏ khi tham gia diễn xuất trong một vở nghịch ngắn. Bộ phim Stand Up and Cheer (năm 1934) mang đến sự đột phá cho Shirley. Cũng trong năm này, bộ phim khác là Bright Eyes đã đem đến thành công vang dội cho Shirley khi cô giành giải Oscar khi mới 6 tuổi và ghi dấu ấn như là diễn viên nhỏ tuổi nhất từng đoạt giải thưởng cao quý này. Tên tuổi của Shirley đã trở thành thương hiệu cho nhiều sản phẩm thương mại như búp bê, thức ăn, quần áo thời trang... Sau thành công đặc biệt năm 6 tuổi, Shirley tiếp tục đóng vài bộ phim nữa nhưng không đem lại thành công như trước. Năm 1950 (21 tuổi), cô chính thức kết thúc sự nghiệp diễn viên. Sau khi rời làng giải trí, Shirley tham gia sự nghiệp chính trị và trở thành một trong những nữ Đại sứ đầu tiên ở Ghana và sau đó, bà còn là đại sứ Mỹ tại một số nước khác nữa.

[Truyền hình] Ngôi sao hiểu lòng tôi (Năm 1980)


Tóm tắt nội dung
Ngôi sao hiểu lòng tôi là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Một bà mẹ bất hạnh bị căn bệnh hiểm nghèo biết không thể chữa khỏi nên trước khi chết bà đã phải đăng báo cho đi những đứa con thân yêu của mình để chúng có nơi nương tựa. Dần dần những người không có được cái hạnh phúc làm cha làm mẹ hay những gia đình hiếm hoi cũng đến để xin nhận nuôi . Mỗi lần cho đi một đứa con lòng bà lại đau như cắt. Sau khi gửi gắm xong những thiên thần đáng yêu của mình đến những những nơi mà bà cho là chúng có thể nương tựa được thì người mẹ đó mới yên lòng nhắm mắt. Vậy còn những đứa con thì sao? Sau khi rời xa tổ ấm xa gia đình chúng đến một nơi hoàn toàn mới và dần dần cũng đã thích nghi được với cuộc sống mới. Nhưng nỗi nhớ không nguôi về mẹ về những tháng ngày êm đềm sống bên gia đình đã thôi thúc những người con đã tìm về chung sống với nhau bất chấp mọi khó khăn đang chờ phía trước.

[Truyền hình] Diễn viên 'Hồng lâu mộng' trong phim - ngoài đời

Hơn 20 năm sau khi bộ phim truyền hình về Kim Lăng thập nhị kim thoa ra đời và đi vào lòng công chúng, các gương mặt tham gia phim thay đổi nhiều, có người đã qua đời.
Lâm Đại Ngọc do Trần Hiểu Húc thủ vai. Nữ diễn viên này qua đời cách đây hai năm vì bệnh ung thư, khi mới 42 tuổi. Cuộc đời cô gây nhiều xôn xao, khi đang là một doanh nhân thành đạt, cô quyết định cạo đầu đi tu. Cái chết của Hiểu Húc cũng là một bí ẩn.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Vùng đất nơi phụ nữ ngực trần chuyên cưỡng bức đàn ông

Chẳng hiểu do nữ quyền, tự do tình dục tuyệt đối, hay do phụ nữ ở quốc gia này “máu lửa”, mà họ thường xuyên bắt cóc đàn ông để cưỡng bức.

Papua New Guinea là một Quốc gia độc lập, rộng gần 500 ngàn km2. Dân số Papua New Guinea vào khoảng 5 triệu người, nhưng có tới 850 dân tộc. Phần lớn người dân quốc gia này là… thổ dân, họ sống chủ yếu trong các khu rừng rậm.
Vị trí quốc gia Papua New Guinea.

Papua New Guinea chủ yếu là núi non (đỉnh cao nhất là núi Wilhelm cao 4.509m). Đất nước này được bao phủ bởi những cánh rừng mưa nhiệt đới. Sự hoang rậm của núi non, cách sống khép kín, nên các bộ tộc ở Quốc gia này vẫn giữ được bản sắc. Những phong tục, tập quán vẫn còn nguyên vẹn từ thời xa xưa. Đàn ông, đàn bà các bộ tộc hầu như ở trần. Đàn ông chỉ có quả bầu che dương vật, đàn bà chỉ có cỏ gianh che phần kín.

Bún nước lèo Cà Mau

CTừ Cà Mau lên thành phố, gia đình chị Bích Thảo mang theo món ruột xứ này: bún nước lèo Cà Mau. Món này đặc biệt phải có ngải bún, nếu thiếu thì món ăn sẽ mất hẳn vị đặc trưng của bún nước lèo

Chị tôi là dân miền Tây Cà Mau, lập gia đình với người miền Đông. Trong nhà chị không bao giờ thiếu mắm, cái món giản dị mà ai cũng ghiền, nhất là anh rể. Mẹ nói anh rể tôi đi làm ăn xa, gặp bữa đói lòng tạt vô quán bún của chị. Ăn một lần rồi nhớ hoài cô chủ quán, chịu không thấu anh quyết định đưa nàng về dinh luôn để suốt đời hễ thèm bún là được ăn bún nước lèo vợ nấu.

Một số món ngon Cà Mau

U Minh có cá nướng trui
Đây là một món ẩm thực nghe qua đã thích. Đến Cà Mau, muốn được thưởng thức, du khách nên có một chuyến về miệt rừng U Minh Hạ...
Về U Minh ăn cá nướng trui
Xem thêm: http://www.zing.vn/news/an-ngon/ve-u-minh-an-ca-nuong-trui/a25110.html

Ở Vùng U Minh Hạ, người ta thu hoạch được rất nhiều loài cá đồng và chế biến đủ cách thức để ăn, trong đó có món hấp dẫn, khó quên là cá nướng trui. Một trong những cách chế biến món ẩm thực ngon mà dân gian đã đúc kết được tự ngàn đời nay, khó quên là “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc” Nhất nướng mà phải là cá nướng trui, một phương pháp ẩm thực động vật còn tươi sống. Trong các bữa ăn thường nhật của người dân miệt ruộng đồng, hễ bắt được cá lóc, cá dầy sống loại lớn là đối tượng được chọn trong món ăn này, ngoài ra cũng có khi nướng trui cả lươn, rắn, cá trê vàng hay cá rô mề...Món Cá nướng trui rất dễ làm. Nếu là mùa khô, bắt được cá, người ta dùng một nhánh cây sậy già hoặc tre, trúc, lụi xiên từ miệng đến đuôi con cá. Sau đó cặm xuống đất, tủ rơm rạ hoặc cỏ khô, rồi đốt (nếu là cá lớn khoảng từ 1kg trở lên thì cắm đầu con cá hướng xuống đất để cá tiếp xúc với lữa nhiều dễ chín, còn cá nhỏ thì cắm ngược lại). Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín. Dùng những cọng rơm rạ xếp đôi cạo bỏ lớp cháy bên ngoài thì món ăn xem như đã làm xong. Còn vào mùa mưa, người làm bếp tận dụng bếp than tràm còn lại của quá trình chế biến những món khác. Nướng cách này cá lại mau chín và chín hoàn toàn vì nhiệt lượng cao hơn lửa rơm rạ nên ăn rất ngon, tuy nhiên nó thiếu đi cái mùi rơm, mùi rạ - hương vị chân chất của hương đồng cỏ nội.

Lươn um lá nhàu, tôm tít - Món ngon của đất mũi Cà Mau

Con lươn không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Những món ăn
được chế biến từ lươn thì vô cùng phong phú! Thế nhưng, nếu chưa thử một lần
nếm qua “Lươn um lá nhàu” thì xem như bạn vẫn chưa sành hết những món ngon
độc đáo của vùng sông nước Nam Bộ rồi.

Lươn um lá nhàu, tôm tít - Món ngon của đất mũi Cà Mau


Lươn um cá nhàu nổi tiếng vùng Nam Bộ, và đặc biệt là ở tỉnh
Cà Mau. Món ăn này không những ngon mà còn rất bổ. Chính vì thế mà con lươn
còn được người xưa ví von là quý như “sâm đất” bởi tính mát, bổ, và trị đau
lưng của nó.

Vầng sáng Cà Mau


Vang sang Ca Mau

Cà Mau là tỉnh tận cùng của đất nước, nhìn vào bản đồ Việt Nam, vùng đất ấy trông như mũi tàu của Tổ quốc. Với diện tích 530 nghìn ha và số dân là hơn một triệu người, cũng như 63 tỉnh, thành phố của cả nước, Cà Mau cũng có những tiềm năng cho sự phát triển kinh tế mà những tỉnh, thành phố khác không thể có.

Ngoài vị trí đắc địa có thể coi là một thế mạnh về mặt địa hình, Cà Mau được xem như một bán đảo với ba mặt giáp biển, dài 254 km, có khả năng phát triển du lịch miệt vườn sinh thái. Ngoài ra, Cà Mau còn có 108 ha rừng phòng hộ, hai rừng quốc gia là U Minh và Đất Mũi vừa được thế giới công nhận là rừng sinh quyển vào ngày 30-4-2010 vừa qua... Nhưng ngay cả với những thế mạnh đó thì chỉ cách đây ba, bốn năm, Cà Mau vẫn bị xem là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Thời gian đó nói đến Cà Mau, Minh Hải là nói đến sự khó khăn và vất vả. Câu thành ngữ 'nghèo như Cà Mau' không phải không có cơ sở. Trước năm 2006, GDP của Cà Mau nhặt nhạnh lắm cũng chỉ đạt 200 tỷ đồng, hạ tầng giao thông vừa thiếu vừa yếu, hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay trong gần 40 xã của Cà Mau có đường ô-tô. Chỉ có hai huyện là Cái Nước và Tân Bình trong tổng số gần chục huyện có đường ô-tô đến huyện, lỵ. Điện sinh hoạt lại càng hạn chế hơn với con số khó tưởng tượng, toàn tỉnh chỉ có 14% hộ dân có điện. Cơ cấu kinh tế của Cà Mau tỷ lệ nông nghiệp chiếm từ 70 đến 80%. Ngay cả thế mạnh về nuôi trồng thủy sản thì với 250 nghìn ha nuôi tôm cũng đa phần là quảng canh theo lối tự nhiên nên năng suất rất thấp, chỉ đạt xấp xỉ một phần ba năng suất nuôi trồng theo phương pháp hiện đại. Mặc dù du lịch Cà Mau mang sẵn thế mạnh, tiềm năng về biển đảo, về hai rừng sinh quyển nhưng hạ tầng giao thông cũng như hạ tầng cơ sở quá nghèo nàn nên không phát huy được. Tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng. Để tạo điều kiện cho Cà Mau 'cất cánh', Chính phủ và các bộ, ngành đã sớm quyết định đầu tư cụm khí - điện - đạm Cà Mau, biến vùng đất sình lầy với tràm và đước thành một khu công nghiệp hiện đại.

Món ngon vật lạ Cà Mau: Cháo trăn sông Trẹm!

Về "Miệt Thứ" mà chưa ăn cháo trăn thì chưa thấy hết cái đã, cái hương vị thời khẩn hoang của vùng bán đảo Cà Mau.
Nếu bạn được đi ăn cháo trăn ngoài vàm sông Trẹm thì thật thơ mộng.
Qua thị trấn An Minh, dọc dòng sông Trẹm có khá nhiều quán đặc sản vùng bán đảo Cà Mau.
Quán ông Tư Nọ, chỉ bán một thứ duy nhất là cháo trăn.
Theo lời “thổ địa” dẫn đường thì quán này có cách nấu, cách ăn, cách bài trí còn giống xưa nhất. Quán là căn nhà sàn gỗ nhô ra sông, không ghế, không bàn, xung quanh trống trơn lộng gió, mái lợp lá dừa nước xé đôi, thứ vật liệu xây dựng mà ở đâu trong vùng này cũng có.
Ngồi trong quán nhìn ra sông có thể thấy rõ những cô thôn nữ mặc áo bà ba hây hẩy chèo xuồng, miệng ngân nga mấy câu hát tài tử, vọng cổ (cũng là đặc điểm của con gái xứ này).
Chủ nhà bào "đến đây thì cứ cởi áo, banh ngực ra cho mát và phải uống cho say mới đã cái tình cái nghĩa của người dân xứ này”.

Món cá khoai - mỗi nơi một kiểu

Cá khoai trong món nấu ngót. Ảnh: Cúc Tần

Khô cá khoai nướng là món ba tôi ưa lai rai, hồi đó chấm với nước mắm giấm tỏi ớt chứ không phải chấm nước mắm me như bây giờ. Những con cá khoai tươi thì thời ấy, tôi chỉ biết mơ ước, vì quê tôi nằm sâu trong “ruột đồng”, xa biển nên không sao có được hải sản tươi.

Người dân miệt biển Cà Mau xưa kia xem cá khoai là thứ cá “nhà nghèo”, bởi nó có quá nhiều những khi họ thu hoạch cá biển. Nói nhà nghèo nhưng thật ra họ cũng biết tranh thủ phơi cá khoai làm khô và làm thành món khô khoai nướng tuyệt vời. Và, nói là cá nhà nghèo nhưng họ cũng tìm cách chế biến cá khoai thành khá nhiều món ngon nhớ đời.

Món kho nổi tiếng của xứ Cà Mau là cá nâu kho trái giác, cho nên cá khoai kho trái giác là một món gây ấn tượng khó quên cho những người xứ khác đến đây và có dịp thưởng thức. Cũng ngon không kém là cá khoai nấu ngót. Với cà chua, gốc hành lá, nấm rơm cùng một số gia vị cần thiết là người địa phương sẽ chiêu đãi bạn một bữa ăn “hoành tráng”.

Đặc sản Cà Mau

Tiết canh cua

Tiết canh cua ra đời từ đâu ? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này ? Có lão ngư miệt biển kể lại rằng : Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.

Sau này, có người khéo chế biến thành món ăn trong hành trình tìm món lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua ra đời từ đó. Đúng hay sai ? Ta không quan tâm, mà chỉ biết trên thực đơn miền cuối đất đã có món tiết canh cua cùng với hành trình mở đất trên xứ này.

Dưa bồn bồn - món ăn đặc sản vùng đất Cà Mau

Gỏi bồn bồn. (Nguồn: Internet)
Từ một sản phẩm “cây nhà lá vườn,” dưa bồn bồn đã có mặt khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội.

Nhiều người dân chuyên làm dưa bồn bồn ở tỉnh Cà Mau cho biết dưa bồn bồn đang trở thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường bởi giá trị kinh tế của nó. Hiện nay dưa bồn bồn có giá bán là 50.000 đồng/kg.

Kỹ thuật làm dưa bồn bồn khá đơn giản. Từ nguyên liệu thô là cây bồn bồn tươi, người ta lột vỏ cây bồn bồn, chọn phần non ngâm nước muối có pha gia vị, sau một tuần là ăn được. Dưa bồn bồn ăn tươi, xào tôm, thịt, nấu canh… đều rất ngon.

Đặc sản cà mau

Có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn nhớ đến.

Đặc sản ba khía Rạch Gốc
alt
Ảnh yobanbe
Về với vùng đất Rạch Gốc (thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau), hẳn du khách không khỏi chạnh lòng. Từ trung tâm Tp. Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được với cửa biển Rạch Gốc.

Đậm đà đặc sản Cà Mau

Chính sự kết hợp hài hòa giữa rừng và biển, sự đan xen giữa hệ sinh thái mặn, ngọt và lợ, tạo cho vùng bán đảo Cà Mau một hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nơi được xem là xứ sở của những đặc sản mà khó nơi nào có được.

Đến Cà Mau, sau những giây phút bồng bềnh trên những chiếc ca-nô cùng các anh "cao bồi" vùng sông nước, len lỏi trong các kinh rạch của rừng đước, hay tận hưởng bầu không khí trong lành của rừng U Minh Hạ với những cánh rừng tràm bạt ngàn, xanh thẳm hút tầm mắt, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú. Về Cà Mau, khách du lịch không chỉ dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà còn tha hồ thưởng thức những đặc sản nơi đây.

Tôm khô một trong những đặc sản của Cà Mau. Ảnh: TUYẾT PHƯƠNG

Cà Mau những điểm đến hấp dẫn

Địa danh Cà Mau gắn với biển, đảo, rừng đước, rừng tràm, đồng lúa, đầm tôm... đã tạo được ấn tượng đối với những ai một lần đến. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận sự thân thiện của con người vùng đất trẻ nhất của dải đất hình chữ S và để lắng lòng với giây phút thiêng liêng khi đặt chân đến điểm cực Nam Tổ quốc - mốc tọa độ quốc gia.

Nằm cách TP Cà Mau khoảng 120 km, Đất Mũi chào đón du khách với 2 khu du lịch là Khu du lịch Lý Thanh Long tại bãi Khai Long và Khu du lịch Đất Mũi. Khai Long hấp dẫn du khách không chỉ là lời ca, tiếng đàn, hay phong cảnh hữu tình của bãi Khai Long mà còn hấp dẫn bởi những món ăn dân dã, đậm đà hương vị biển, rừng. Tại Khu du lịch Đất Mũi, du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh rừng trùng điệp, ngắm nhìn những cây mắm tiên phong ngày đêm lấn biển, đứng trên Vọng lâm đài phóng tầm mắt hướng về vùng biển bao la.

Mũi Cà Mau.

Nhộn nhịp mùa làm tôm khô ở Rạch Gốc

Nghề sấy tôm khô có mặt ở Tân Ân, Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) hàng trăm năm qua. Dù chưa phát triển thành làng nghề, hay hợp tác xã… nhưng nghề này đã thu hút trên 20 hộ gia đình thực hiện, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Tôm khô Rạch Gốc có hương vị, màu sắc rất riêng so với tôm khô các địa phương khác, vì nguyên liệu chế biến từ con tôm sắc được đánh bắt ngoài biển.

Để có con tôm khô không mặn, không lạt, mùi thơm bốc lên mũi khi nhai… đòi hỏi người luộc tôm phải canh lửa cháy đều, nêm muối vừa tay, phải chọn đúng thời điểm vớt tôm đi sấy. Còn người sấy tôm thì phải cho từng con tôm "nhảy" liên tục trên dàn sấy, vì như thế vỏ tôm mới khô đều từ đầu đến đuôi.

Bình quân, từ 10-12 kg tôm nguyên liệu chế biến được 1 kg tôm khô thành phẩm. Tùy vào kích cỡ tôm khô mà định giá bán, nhưng dao động từ khoảng 250.000 đồng đến 400.000 đồng/kg.

Nghề sấy tôm khô được làm quanh năm, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết… Tuy nhiên, thời điểm tháng 10-12 âm lịch mới được xem là "chính vụ", khi bà con Tân Ân, Rạch Gốc chuẩn bị cung ứng đặc sản quê hương phục vụ Tết Nguyên đán. Báo Cà Mau xin giới thiệu một số hình ảnh về quy trình sản xuất tôm khô cùng bạn đọc./.

Sấy tôm.

Nét đẹp văn hóa Cà Mau


Ông Bùi Công Bửu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng đoàn cán bộ thăm nhà lưu niệm Khu căn cứ Tỉnh ủy

Cà Mau là quê hương của nhiều anh hùng liệt sĩ. Trải qua những giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng. Đặc biệt, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, lịch sử đã để lại trên mảnh đất Cà Mau một hệ thống di tích lịch sử cách mang có giá trị tiêu biểu, mang tầm vóc quốc gia: Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Lung Lá Nhà Thể... Có thể khẳng định rằng, trong kho tàng văn hóa Cà Mau (cả vật thể và phi vật thể) thì di sản văn hóa chiến tranh cách mạng là khổng lồ, hoàn toàn xứng đáng đứng vào vị trí những di tích lịch sử. Ngoài ra, Cà Mau còn có những di tích danh thắng tiêu biểu làm say đắm lòng người: Mũi Cà Mau, Hòn Khoai, Vàm Lũng, rừng đước, rừng tràm... và thật là phong phú những món đặc sản đậm đà của Cà Mau như: vọp nướng, ba khía muối, cá lóc nướng trui, mắm đồng, tôm khô, mật ong U Minh... đã góp thêm tiếng nói vào văn hóa ẩm thực chung của cả nước. Cái gọi là bản sắc văn hóa của Cà Mau vì thế mà có một dấu ấn riêng.

Ký ức rau đồng

Hồi chiến tranh, ở miệt đồng U Minh Hạ có câu chuyện vui như thế này: Rằng có một anh bộ đội D10 (một đơn vị quân chủ lực miền Bắc vượt Trường Sơn vào Nam và hoạt động chiến đấu trên địa bàn Cà Mau) mới chân ướt chân ráo đến đóng quân ở một xóm nọ. Không biết ăn trúng phải món lạ gì mà nửa đêm chột bụng, không rành đường sá, đêm hôm không biết hỏi ai, nên đánh liều chạy vội ra cánh đồng sau nhà. Sau khi "giải quyết khó khăn" xong, mới giật mình, vì lúc vội, chỉ mang theo… hai bàn tay trắng.

Nhờ trời sáng trăng, anh bộ đội nhìn quanh chỗ mình ngồi, thấy xanh rì cỏ non, đành quơ vội một nắm. Nhưng vừa cầm nắm cỏ lạ, bỗng nghe một mùi thơm ngào ngạt, giữa đêm khuya trăng sáng, anh bộ đội nghe khoan khoái trong lòng, kêu lên: "Ối, giời ôi! Ở miền Nam đến cỏ cũng thơm bát ngát".

Mấy tay hậu duệ bác Ba Phi đặt ra những câu chuyện như vậy trong kháng chiến chống Mỹ càng làm cho niềm vui kháng chiến tăng lên, tình quân dân thêm sức mạnh, làm cho anh bộ đội Cụ Hồ và người dân Đất Mũi thêm gần nhau hơn như "cá với nước", còn người bản địa thì cốt là để khoe cái tài nguyên thiên nhiên rau đồng cực kỳ giàu có của xứ sở mình.

Những người truyền khẩu câu chuyện trên kể tiếp - Anh bộ đội người miền Bắc kia không biết rằng anh đang ngồi trên cánh đồng rau ngò om mọc tự nhiên bạt ngàn ở xứ U Minh!

Rau đồng ở Cà Mau. Ảnh: TUYẾT PHƯƠNG

Các lòai bò sát rừng Cà Mau

Bò sát ở rừng U Minh Hạ có khoảng 30 loài, trong đó có hơn 10 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới, bao gồm: Rắn hổ mang chúa, rắn hổ mang, rắn mái gầm, rắn hổ hèo, trăn gấm, trăn mốc, trăn đất, tắc kè, rùa răng, kỳ đà, trúc (tê tê). Đã từ lâu, trong dân gian truyền tụng nhiều câu chuyện về giống hổ mây khổng lồ nửa hư nửa thực đến rợn cả người…

Trút (tê tê)

Hấp dẫn du lịch sinh thái Cà Mau

Tình đất hiền hòa, tình người hào sảng, mến khách Cà Mau luôn nồng nhiệt chào đón khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh sắc đặc trưng của biển, rừng đất mũi.

Độc đáo cảnh quan rừng

Hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ và rừng đước Mũi Cà Mau, cùng những nét văn hóa của người dân nơi đây ngay từ thời khai hoang mở cõi, đã tạo nên bản sắc đặc trưng của đất và người Cà Mau. Rừng tràm U Minh Hạ với diện tích khoảng 30.000ha, trải dài ở 3 huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời, là hệ sinh thái rừng ngập nước phong phú, đa dạng về chủng loài động-thực vật. Tiêu biểu cho hệ sinh thái này là Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Lâm ngư trường Sông Trẹm, được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, nhằm bảo tồn, tái tạo cảnh quan thiên nhiên, các nguồn gien động - thực vật quý hiếm; sử dụng bền vững tài nguyên rừng, các sản phẩm dưới tán rừng... Đã có rất nhiều du khách đến với Cà Mau thích thú khi được bơi xuồng dưới dòng nước nâu đỏ len lỏi vào rừng với ríu rít tiếng chim và thơm dịu hương tràm. Hay có thể dừng chân nghỉ ngơi dưới bóng tràm, thưởng thức các món đặc sản xứ rừng bên ly rượu mật ong thơm cay, ngẫu hứng cất lên vài câu vọng cổ, hòa mình với thiên nhiên để dễ dàng rũ bỏ những ưu tư, muộn phiền, để thấy cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Nếu có cơ hội gặp những ông già phong ngạn, hay những cựu chiến binh, du khách sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại về nghề rừng, về chiến trường xưa…

Đất mũi Cà Mau lạ và đẹp

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau), cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức vịnh Thái Lan.

Con tàu rẽ sóng về đất mũi.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Về phía Tây Cà Mau

Gần đây, khi đi du lịch về Cà Mau - mảnh đất ở cuối trời của Tổ quốc, người ta hay đến tham quan các huyện phía tây Cà Mau, là U Minh và Trần Văn Thời. Huyện U Minh có tiềm năng du lịch phong phú, chưa khai thác hết. Còn huyện Trần Văn Thời nổi bật với cảnh đẹp Hòn Đá Bạc.
Một góc vườn quốc gia U Minh Hạ

Một góc vườn quốc gia U Minh Hạ

Đục hào ở Hòn Đá Bạc

Đục hào ở Hòn Đá Bạc


Ba khía sốt me

Ba khía - đặc sản của vùng biển miền Nam, như biển U Minh, Cái Nước, Năm Căn (Cà Mau). Ba khía đã đi vào bữa ăn đời thường của nông thôn, được chế biến nhiều món như rang muối, hấp gừng, chiên dòn… Một món ngon nữa làm từ ba khía được nhiều người ưa thích là ba khía xốt me.


Để có món ba khía xốt me hấp dẫn - ba khía bắt về còn bò lúc nhúc, rửa sạch, tách yếm, cắt ngoe nhọn, cho vào chảo xào mỡ nóng dòn, khử tỏi cho thơm. Từ màu đen ba khía chuyển dần màu đỏ rồi màu đỏ tươi trông thật bắt mắt.

Mũi Cà Mau giữa trời xanh mây trắng

Không phải là lần đầu tiên đến với Mũi Cà Mau, nhưng lần này cảm xúc vẫn thật mới mẻ và hào hứng bởi miền đất yêu thương ở nơi cuối cùng Tổ quốc này đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Rừng tràm xanh ngút ngàn nhìn từ Vọng hải đài

Rừng tràm xanh ngút ngàn nhìn từ Vọng hải đài

Đến thăm Đất Mũi giờ đã thuận lợi hơn nhiều so với những năm trước đây. Hồi đó, từ thị xã phải đi đường bộ hơn 50km, qua phà Đầm Cùng đến với Năm Căn rồi từ Năm Căn mới thuê xuồng vỏ lãi hoặc canô để tiếp chặng hà

Đói bụng với đặc sản Cà Mau

Những ngày cuối tuần, nếu du khách đặt chân đến TP.Cà Mau (Cà Mau) nhớ đừng quên đi chợ nông sản ở phường 7, TP.Cà Mau để chọn mua trái cây và rẽ ra khu vực bán hàng thủy sản trên đường Phan Bội Châu, nằm cạnh bờ kè sông Cà Mau, mua nghêu, sò, ốc hoặc cua gạch son mang về lai rai vài hớp bia.
Đi nhiều nơi nhưng tôi chưa thấy ở đâu bán nghêu to như ở TP.Cà Mau. Nghêu to hơn con vọp, trắng phau mà giá chỉ 25.000 đồng/kg. Với những con nghêu to như thế này mang về hấp gừng hoặc nướng mỡ hành uống kèm bia ướp lạnh, hay khề khà vài ly rượu mỏ quạ với bạn bè thật đáo để. Những bà nội trợ thì mua nghêu về hấp chín, tách thịt nghêu xào mỡ tỏi cho thơm. Nước hấp nghêu có màu trắng đục, vị mặn thanh thao được lược sạch cho vào nồi đun sôi rồi đưa thịt nghêu vào cùng với hẹ, nhắc xuống bếp ăn liền với cơm nóng ngon tuyệt.

Ăn hết nghêu nhớ chuyển sang sò huyết. Sò huyết ở Cà Mau to hơn ngón chân cái, giá tuy cao (40.000 đồng/kg) nhưng những con sò mập ú này mua về rang muối, xào mỡ tỏi hoặc nướng trên bếp than hồng ăn rất ngon. Nếu bà nội trợ nào có thời gian mua khoảng 1kg sò huyết to với số lượng khoảng 30 con/kg mang về tách thịt nấu cháo sò huyết cho gia đình 4 người ăn là rất vừa.

Với những gia đình thu nhập không cao thì có thể mua sò voi hoặc sò lông với giá chỉ có 6.000-8.000 đồng/kg để chế biến các món ăn giống như sò huyết cũng rất hay, bởi sò lông và sò voi tuy giá rẻ nhưng hương vị cũng không thua kém sò huyết nhiều lắm.

Đặc biệt, cua gạch son ở Cà Mau được đánh giá ngon nhất vùng ĐBSCL bởi thịt chắc, gạch nhiều, thơm béo và rất nhiều đạm. Hiện nay cua gạch son ở Cà Mau có giá dao động từ 220.000-250.000 đồng/kg. Những người sành ăn thường chọn cua gạch loại 2 con/kg mua về hấp bia, chấm muối tiêu chanh ăn nhớ hoài hương vị món ngon đất Cà Mau.

Ở chợ nông sản Cà Mau mùa này tràn ngập vú sữa. Vú sữa vào mùa nên đi đâu cũng thấy những trái chín căng tròn đầy sữa ngọt được người dân Cà Mau mời mua với giá chỉ 10.000 đồng/kg.

Từ những vùng quê xa, nông dân Cà Mau mang mít nghệ ra chợ nông sản bán với giá 15.000-20.000 đồng/kg. Ở chợ này nhiều nhất vẫn là khoai lang, khoai mì và các loại chuối - đặc sản đồng quê được trồng từ bàn tay lao động cần cù của nông dân vùng cuối đất Cà Mau...

Nghêu ở chợ Cà Mau to như con vọp, trắng phau

Nghêu ở chợ Cà Mau to như con vọp, trắng phau